Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành xây dựng cho cấp Tỉnh
I. MỤC TIÊU
1.Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- 100% văn bản đi, đến được cập nhật, xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật); 100% ý kiến chỉ đạo được theo dõi và xử lý trên môi trường mạng.
- 100% thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4; 70% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến; tích hợp các DVCTT với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- 100% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê của Sở Xây dựng được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Bộ Xây dựng.
- 70% cơ sở dữ liệu (CSDL) về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, dự án bất động sản và các lĩnh vực khác của ngành được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; trong đó cơ bản hoàn thành CSDL quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đóng góp cho hạ tầng dữ liệu không gian của Tỉnh (SDI); sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện DVCTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.
- 70% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, thu nhận dữ liệu sử dụng công nghệ số, trong đó 50% tích hợp giải pháp thông minh sử dụng công nghệ kết nối Internet vạn vật (IoT), UAV (Unmanned Aerial Vehicle – Thiết bị bay không người lái), RTK (Real-Time Kinematic – Đo động thời gian thực), BIM (Building Information Modeling – Hệ thống thông tin công trình) .
- Hoàn thiện, đưa vào vận hành Hệ thống CSDL ngành Xây dựng ở cả 3 cấp chính quyền.
- Nâng cao Chỉ số về Chính phủ điện tử của ngành Xây dựng, góp phần nâng cao Chỉ số về Chính phủ điện tử của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin mạng.
- Triển khai tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức và người lao động về vai trò và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý tài nguyên số về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, dự án bất động sản, nhà ở, cấp phép,… cho phát triển kinh tế số.
- Cung cấp và triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, dự án bất động sản, nhà ở, cấp phép,… cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng cho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Tuyên truyền, truyền thông số nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển đổi số ngành Xây dựng. Sử dụng phương thức, công nghệ số nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng tương tác, phục vụ minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước làm hài lòng người dân, doanh nghiệp, tạo thói quen sử dụng dịch vụ số, góp phần phát triển xã hội số.
2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
- Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển Chính phủ số ngành Xây dựng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu nhận, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về Xây dựng, phục vụ quản lý “không gian phát triển” của tỉnh.
- 100% dịch vụ hành chính công phát sinh hồ sơ trực tuyến, tích hợp các DVCTT với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng bảo đảm cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho thực hiện dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, làm nền tảng phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông
- 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, thu nhận dữ liệu sử dụng công nghệ số, trong đó 90% sử dụng công nghệ IoT,UAV, RTK,
- Cơ bản công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, giám sát, dự báo, cảnh báo về xây dựng, quy hoạch hoàn toàn trên cơ sở phân tích, xử lý dữ liệu lớn bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác, kịp thời.
- Bảo đảm an toàn thông tin cho triển khai vận hành Chính phủ số.
- 100% người làm việc trong ngành được đào tạo về kỹ năng số đáp ứng yêu cầu triển khai vận hành Chính phủ số.
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Nghiên cứu, áp dụng cơ chế tài chính xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu, thông tin của ngànhXây dựng (quy hoạch, hạ tầng, dự án, cấp phép,…)
- Huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia hoạt động xây dựng, cung cấp dữ liệu số, cung cấp dịch vụ số,… lĩnh vực Xây dựng. Cung cấp đầy đủ dịch vụ dữ liệu, thông tin lĩnh vực Xây dựngcho phát triển kinh tế số, dịch vụ nội dung số.
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Nâng cao năng lực quản lý, phục vụ, minh bạch hóa, đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp trên nền tảng số góp phần phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1.Phát triển nền tảng cho chuyển đổi số
a) Chuyển đổi nhận thức
- Tổ chức các khóa đào tạo, giới thiệu kiến thức cơ bản về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành trên Trang thông tin điện tử của Sở.
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp cùng tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đối số mang lại.
- Xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo an ninh mạng ngành Xây dựng trên phạm vi toàn tỉnh trên nên tảng chung chính sách của tỉnh.
- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong chuyển đổi số ngành Xây dựng.
b) Kiến tạo thể chế
Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy định đảm bảo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi số, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chi trả trong lĩnh vực CNTT ngành Xây dựng, trong đó cần chú trọng các nội dung sau:
- Các quy định về quản lý, thu thập dữ liệu ngành Xây dựng (hạ tầng kỹ thuật, thực hiện quy hoạch, thi công xây dựng, phát triển thị trường nhà ở, bất động sản, cấp phép); Cơ chế khai thác, chia sẻ dữ liệu ngành Xây dựngthông qua mô hình số.
- Các quy chuẩn, quy định về kết nối, liên thông dữ liệu giữa các phần mềm trong ngành Xây dựng.
- Các quy định về bảo đàm an toàn, an ninh; bảo đảm tính riêng tư của thông tin Xây dựngtrên môi trường mạng.
c) Phát triển hạ tầng số
- Bảo đảm kết nối, tự động hóa thu nhận dữ liệu quan trắc, giám sáthạ tầng kỹ thuật (thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, cấp nước)trên nền tảng IoT, thiết bị thông minh; cung cấp khả năng quản lý, lưu trữ trên nền tảng dữ liệu lớn; cung cấp năng lực phân tích, xử lý, tính toán bằng công nghệ AI; bảo đảm cung cấp và chia sẻ dữ liệu, thông tin về Xây dựng theo thời gian thực.
- Kế thừa, sử dụng hiệu quả, đồng bộ, an toàn hạ tầng số, kết hợp giữa mô hình tập trung và phân tán, trên công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) theo định hướng Chuyển đổi số của Tỉnh, hạn chế tối đa hạ tầng số dùng riêng tại đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
- Triển khai hạ tầng phục vụ kết nối mạng lưới thiết bị IoT, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số, bao gồm cả các thiết bị IoT của doanh nghiệp để thiết lập nền tảng số thu nhận dữ liệu, thông tin ngành Xây dựng trên toàn tỉnh.
d) Phát triển dữ liệu
- Tổ chức số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành Xây dựng. Chuẩn hóa hồ sơ điện tử từ hệ thống quản lý văn bản, dịch vụ công và các hệ thống thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử.
- Xây dựng cấu trúc dữ liệu ngành xây dựng theo các quy định kỹ thuật để tích hợp các CSDL thành phần đảm bảo việc khai thác dữ liệu trên nền tảng GIS và liên thông chia sẻ giữa liệu giữa các cấp.
- Tham gia xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh kết hợp với cơ sở dữ liệu dùng chung quốc gia hình thành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung thống nhất trong quá trình vận hành, khai thác các hệ thống thông tin của Tỉnh.
- Chuẩn hóa và số hóa quy trình đối với các dữ liệu đã được số hóa. Phân tích dữ liệu dư thừa, trùng lắp để tối ưu dữ liệu số hóa nhằm nâng cao hiệu quả và tối ưu nguồn lực triển
- Kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích, xã hội và các dịch vụ công cộng để hình thành quy chuẩn đối soát, chia sẻ hướng đến một dữ liệu đồng bộ thống nhất trong cơ quan nhà nước cũng như toàn xã hội.
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở d ữ liệu chuyên ngành về Xây dựng trên cơ sở ki ến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành Xây dựng, bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức và giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng; nâng cấp đô thị; thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng; nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra; hồ sơ cán bộ, viên chức ngành Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân; đề tài, dự án sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ;
- Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng;
- Ứng dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong các hoạt động đầu tư xây dựng công trình;
- Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đô thị thông minh, doanh nghiệp số.
đ) Xây dựng nền tảng số
- Phát triển các dịch vụ tích hợp, kết nối dữ liệu ngànhXây dựng với các dữ liệu của các ngành khác trên địa bàn Tỉnh và với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin cho khai thác, sử dụng qua trục tích hợp LGSP của tỉnh và trục tích hợp NGSP của trung ương.
- Xây dựng, cung cấp các nền tảng dữ liệu số ngành Xây dựng phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh: (i) Nền tảng dữ liệu, thông tin quy hoạch; (ii) Nền tảng dữ liệu bản đồ, thông tin hạ tầng kỹ thuật; (iii) Nền tảng dữ liệu địa chất công trình, (iv) Nền tảng dữ liệu, thông tin về nâng cấp, phát triển đô thị.
- Xây dựng, phát triển nền tảng dữ liệu mở ngành Xây dựng, đáp ứng thu nhận dữ liệu từ các hệ thống dữ liệu liên quan đến Xây dựngtrong tỉnh và quốc gia, thiết bị cảm biến, dữ liệu chia sẻ từ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng, mạng xã hội hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở về Xây dựng.
- Phát triển các nền tảng ứng dụng di động cung cấp các dịch vụ, xử lý, tư vấn, khai thác dữ liệu, thông tin về lĩnh vực Xây dựng.
- Quản lý tập trung và đồng bộ các quy hoạch trên địa bàn thành phố, làm cơ sở đánh giá chất lượng quy hoạch; cung cấp thông tin, hỗ trợ đắc lực cho công tác lập, điều chỉnh quy hoạch.
- Lựa chọn, ứng dụng một cách hiệu quả các công nghệ mới: 3D GIS, UAV, BIM, trí tuệ nhân tạo (AI) để góp phần nâng cao khả năng đánh giá và giám sát quy hoạch, xây dựng của các dự án.
e) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
- Xây dựng, triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của đơn vị theo đúng cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông
- Ưu tiên nguồn lực bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng, bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí ứng dụng
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ cho các hệ thống thông tin, CSDL. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng.
g) Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số
- Đẩy mạnh hợp tác, thăm quan, học tập, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số ngành Xây dựng. Tổ chức các hội thảo, các diễn đàn trực tuyến để trao đổi, chia sẻ về chuyển đổi số ngành Xây dựng.
- Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước nghiên cứu, xây dựng, triển khai các ứng dụng thông minh ngành Xây dựng.
h) Phát triển nguồn nhân lực
- Triển khai hợp tác, đào tạo cán bộ chuyển đổi số về các công nghệ số áp dụng trong ngành Xây dựng gồm các tiêu chuẩn, các công nghệ số về dữ liệu lớn, di động, trí tuệ nhân tạo,… trong lĩnh vực Xây dựng làm nòng cốt trong chuyển đối số ngành Xây dựng.
- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại về việc chỉ đạo triển khai chuyển đối số trong ngành Xây dựng cho các phòng, đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng; Phòng Quản lý đô thị, Hạ tầng các huyện, thành phố, thị xã.
2. Phát triển Chính quyền số trong ngành Xây dựng
- Phát triển, vận hành các hệ thống thông tin nội bộ, chuyên ngành sử dụng công nghệ thông minh phân tích, xử lý, trình bày thông tin, dữ liệu trên các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị trong ngành và cung cấp dịch vụ thuận tiện, an toàn, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.
3. Phát triển kinh tế số trong ngành Xây dựng
- Cung cấp dữ liệu, thông tin chia sẻ, dữ liệu mở, hệ sinh thái nội dung số về Xây dựng cho xã hội.
- Tăng cường triển khai ứng dụng các công nghệ số trong sản xuất, quản trị, cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho người dân, nhà đầu tư.
- Tạo điều kiện, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, tài trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội dung số về ngành Xây dựngphục vụ xã hội, phát triển nền kinh tế số.
4. Phát triển xã hội số trong ngành Xây dựng
- Phát triển các ứng dụng ngành Xây dựng trên các thiết bị cầm tay, thiết bị di động để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ dữ liệu, thông tin ngành Xây dựng ở mọi lúc, mọi nơi.
- Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng di động trong lĩnh vực Xây dựng, hình thành các nhóm cộng đồng sử dụng các dịch vụ ngành Xây dựngtrên ứng dụng di động.