Đào tạo phần mềm BIM
Đến với DBIM, các bạn không chỉ đơn thuần là học các kiên thức phần mềm như Tekla, Revit, Naviswork, …Mà các bạn còn được học cách sử dụng các phần mềm đó trong các dự án thực tế như nào.Các bài giảng trong khóa học được thiết kế nhằm giúp các học viên làm được các công trình thực tế ngay sau khóa học cam kết đầu ra.Giảng viên của chúng tôi là các chuyên gia BIM đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ứng dụng BIM tại các dự án lớn mang tầm cỡ thế giới . Hơn thế nữa các bạn sẽ học được cách tùy biến sử dụng phần mềm trong những hoàn cảnh thực tế khác nhau, cách thức mà phần mềm BIM tương tác và giải quyết các vai trò khác nhau trong bức tranh lý thuyết BIM như thế nào. DBIM xin gửi tới các bạn khung chương trình đào tạo các khóa học phần mềm để các đối tác doanh nghiệp cũng như các bạn học viên tham khảo:
1.KHÓA HỌC REVITARCHITECTURE
(Thời lượng-24h)
Phần 1: Mô hình thông tin công trình BIM
- Khái niệm
- Lợi ích mà BIM mang lại
Phần 2: Làm quen với phần mềm Revit Architecture
- Project
- Element
- Giao diện
- Cài đặt Content
- Quản lý thông tin dự án (Manage)
- Truy bắt điểm, đơn vị, nét in…
Phần 3: Thiết lập và tạo dựng các đối tượng cơ bản
- Tạo Grid, Level
- Sử dụng các lệnh chỉnh sửa
- Bố trí và thiết lập các đối tượng dầm, cột, sàn và tường của công trình.
- Thêm và hiệu chỉnh các lớp tường
- Sử dụng các lệnh biên tập (Modify)
- Bố trí và hiệu chỉnh cửa, chú thích cửa
Phần 4: Tạo lập các đối tượng kiến trúc cơ bản
- Thiết kế tam cấp, đường dốc (Ramp)
- Tạo lập và hiệu chỉnh trần nhà (Ceiling)
- Tạo lập và hiệu chỉnh mái nhà (Roof)
- Thiết kế máng thoát nước (Gutter)
- Tạo lập và hiệu chỉnh lan can (Railing)
- Tạo lập và hiệu chỉnh cầu thang (Stair)
- Tạo lập và hiệu chỉnh Stack Wall
Phần 5: Family và Các công cụ tạo Form trong Revit
- Công cụ Extrusion
- Công cụ Blend
- Công cụ Revolve
- Công cụ Sweep
- Công cụ Sweep Blend
- Công cụ Void Form
- Tạo lập một số family đơn giản
Phần 6: Bản vẽ và thống kê
- Tạo lập và hiệu chỉnh các bảng thống kê
- Tạo lập phòng, diện tích phòng (Room)
- Tính diện tích xây dựng
- Tạo lập các hình chiếu trích dẫn (Callout)
- Tạo lập và hiệu chỉnh khung tên (Title Block)
- Thiết lập diễn họa (Rendering)
- In ấn trong Revit
Phần 7: Các công cụ quản lý trong revit
- Quản lý thông tin dự án (Manage)
- Quản lý tọa độ của dự án với các công trình khác
- Tạo Browser Organization
- Quản lý cấu kiện và đối tượng trong Revit
- Các công cụ dựng hình kiến trúc
Phần 08: Triển khai bản vẽ nâng cao và quản lý file
- Tạo các bản vẽ mặt bằng
- Bản vẽ chi tiết (cầu thang, vệ sinh…)
- Làm việc nhóm
2.KHÓA HỌC REVIT STRUCTURE
(Thời lượng 16h)
Phần 1: Làm quen với phần mềm Revit Structure
- Project
- Element
- Giao diện
- Cài đặt Content
- Quản lý thông tin dự án (Manage)
- Truy bắt điểm, đơn vị, nét in…
Phần 3: Tạo lập mô hình bê tông
- Tạo Grid, Level
- Sử dụng các lệnh chỉnh sửa
- Tạo cấu kiện bê tông đơn giản
- Quản lý hiển thị (Section, Crop, Temporary Hide, Visibility/Graphic, Discipline, View Range, Filter)
- Tạo lập và quản lý Shared Parameter (ký hiệu cấu kiện, ký hiệu thép, thống kê, nhật ký công trường…)
- Tạo Dimension, Tag cấu kiện
- Thực hành lập MB móng, định vị cột, MB kết cấu
Phần 4: Tạo lập và hiệu chỉnh Family
- Tạo lập một số đối tượng đơn giản
- Tạo lập Family kết cấu (Dầm, cột, móng..)
- Tạo lập sàn, mái, Ram dốc kết cấu.
Phần 5: Tạo lập mô hình cốt thép
- Rebar
- Area Reinforcement
- Ứng dụng Shared Parameter+View Template+Filter
- Quản lý trình duyệt Project Browser
Phần 6: Tạo lập bảng thống kê
Phần 7: Tạo lập khung tên và quản lý tỉ lệ
3.KHÓA HỌC REVIT MEP CƠ BẢN
(Thời lượng 24 h)
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ REVIT VÀ CÁCH KHỞI TẠO DỰ ÁN REVIT
- Những điều cần biết về khả năng ứng dụng và sự liên kết của Revit với các phần mềm khác
- Giới thiệu về tài liệu dạy học, phương pháp học và cung cấp dữ liệu liên quan trong quá trình học
- Giới thiệu về các menu, các thanh công cụ, cách thiết lập lệnh tắt và sơ đồ tổ chức của Revit
- Thiết lập các tùy chọn hiển thị khi xem mô hình
- Giới thiệu trang web tài các Add-in Revit và thư viện family cho Revit
- Xử lý và cách link model kiến trúc, kết cấu, file autocad vào dự án
- Copy Moniter tầng cao, lưới trục
- Tạo mặt bằng làm việc, mặt cắt, khung nhìn 3D
Phần 2: TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
- Giới thiệu các loại ống dẫn và phụ kiện của hệ thống cấp thoát nước (PPR-HDPE-U-PVC-Thép…)
- Các thiết lập chung liên quan đến đường ống (Mechanical Setting -Pipe Setting)
- Tạo và thiết lập các loại ống cấp thoát nước (Pipe Type)
- Giới thiệu các loại phụ kiện hệ thống cấp nước và thoát nước (Pipe Accessories) thông dụng
- Giới thiệu và thiết lập hệ thống ống cấp nước và thoát nước thông dụng trong một dự án (Pipe System)
- Giới thiệu các loại thiết bị (Mechanical Equipment – Plumbing Fixture) có kết nối ống cấp thoát nước và cách kết nối ống với các thiết bị
- Cách vẽ đường ông cấp thoát nước theo phương đứng và theo phương ngang,
- Giới thiệu và hướng dẫn cách vẽ đường ông cấp thoát nước tự động (Ưu và nhược điểm), cách xác định các thông số thủy lực trên đường ống
Phần 3: TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
- Giới thiệu các loại ống dẫn và phụ kiện của hệ thống chữa cháy (Thép…)
- Giới thiệu và thiết lập hệ thống ống chữa cháy thông dụng trong một dự án (Pipe Type -Pipe System)
- Giới thiệu các loại phụ kiện hệ thống chữa cháy (Pipe Accessories) thông dụng
- Giới thiệu và bố trí các đầu phun chữa cháy tự động trong Revit (Sprinkler)
- Giới thiệu các hệ thống ống chữa cháy thông dụng trong một dự án
- Cách vẽ đường ông chữa cháy theo phương đứng và theo phương ngang,
- Giới thiệu và hướng dẫn cách vẽ đường ông chữa cháy tự động (Ưu và nhược điểm), cách xác định các thông số thủy lực trên đường ống
Phần 4: TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐHKK VÀ THÔNG GIÓ
- Giới thiệu các loại ống gió và phụ kiện
- Các thiết lập chung liên quan đến đường ống (Mechanical Setting – Duct Setting)
- Tạo và thiết lập các loại ống gió (Round Duct, Rectangular Duct, Oval Duct) và ống gió mềm ( Flex Duct Round, Flex Duct Rectangular)
- Cách vẽ ống gió theo cao độ trên mặt bằng
- Thiết lập và sử dụng cách nhiệt cho ống gió (Duct Insulation)
- Giới thiệu các loại miệng gió trong Revit (Air Terminal)
- Giới thiệu các loại thiết bị cơ khí có kết nối ống gió (Mechanical Equipment)
- Thiết lập các hệ thống ống gió (Duct System)
- Giới thiệu và hướng dẫn cách vẽ ống gió tự động (Ưu và nhược điểm), cách xác định các thông số thủy lực trên đường ống.
Phần 5: TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN
- Giới thiệu các loại máng cáp và fitting, tạo và thiết lập các loại thang máng cáp (Cable Tray, Service Type)
- Giới thiệu các loại tủ điện, cách đặt tủ điện vào dự án (Electrical Equipment)
- Giới thiệu và cách bố trí các loại thiết bị chiếu sáng và công tắc (Lighting Fixtures/ Devices)
- Giới thiệu và các loại thiết bị điện phổ biến trong dự án (Electrical Fixtures)
- Giới thiệu các mạch điện đi dây phổ biến trong dự án, thiết lập mạch điện và đi dây tự động
- Giới thiệu các loại ống dẫn cách điện và fitting, tạo và thiết lập các loại ống dẫn cách điện (Conduits)
- Các thiết lập chung liên quan tới hệ thống điện (Electrical Setting)
- Các loại thiết bị điện chính thông dụng trong một dự án (Generator, Transformer…)
- Thiết lập các hệ thống điện, điện nhẹ(Electrical System)
Phần 6: TẠO VÀ HIỆU CHỈNH FAMILY CƠ BẢN
- Khái niệm về Family và các đặc điểm
- Các tham số để tạo Family
- Tạo family bồn nước, tạo một family miệng gió, tạo một family đèn điện
Phần 7: THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG CƠ BẢN
- Khái niệm về thống kê trong Revit
- Các chức năng trong thống kê
- Xuất file thống kê từ Revit sang Excel
4. KHÓA HỌC NAVISWORKS MANAGE
(Thời lượng 16h)
Phần 1 : Giới thiệu chung về Navisworks
- Làm quen với giao diện
- Các thao tác với mô hình (chọn, ẩn, hiện).
- Làm quen với Set và Seach set trong Naviswork.
- Thay đổi tọa độ, gán vật liệu.
- Render trong Naviswork.
Phần 2 : Diễn họa biện pháp thi công 4D
- Hướng dẫn Append Files từ các mô hình 3D.
- Tạo các Selection Set.
- Học về Timeliner, cách tạo file tiến độ trong Excel, cách nhập tiến độ tự động trong Naviswork.
- Tạo các Animation.
- Thực hành Animations .
- Thực hành Animations + View, Viewpoints, camera.
- Thực hành Animations + Timeliner.
- Xuất video diễn họa biện pháp thi công.
Phần 3: Kiểm tra va chạm
- Find Items.
- Quản lý đối tượng theo Disciplines (Architecture, Structure, MEP).
- Ma trận quản lý xung đột.
- Tạo các Clash Tests.
- Tạo saveview point báo cáo xung đột.
- Redline, Comment.
- Xuất Viewpoints, xml, html.
Phần 4 : Clash Report trong Navisworks
- Tạo các báo cáo xung đột theo giai đoạn, gói thầu thi công.
- Tạo Clash Chart.
5.KHÓA HỌC AUTOCAD CIVIL 3D
(Thời lượng 24h)
Phần 1:Giới thiệu tổng quan, giao diện, nguyên lý làm việc AutoCAD Civil 3D
- Giao diện phần mềm
- Bản vẽ mẫu
- Phân chia góc nhìn
- Cách quan sát đối tượng 3D
- Các đối tượng trong AutoCAD Civil 3D
Phần 2: Nhập và biên tập dữ liệu khảo sát
- Nhập tệp dữ liệu điểm đo khảo sát
- Tạo kiểu hiển thị cho điểm
- Tự động áp kiểu hiển thị, nhãn qua mã mô tả
- Quản lý theo nhóm điểm
- Hiệu chỉnh kiểu hiện thị, gắn nhãn cho nhóm điểm
Phần 3: Xây dựng mô hình bề mặt
- Tổng quan về bề mặt
- Cách tạo mới bề mặt
- Thêm dữ liệu cho bề mặt
- Hiệu chỉnh dữ liệu bề mặt
- Hiệu chỉnh kiểu hiển thị bề mặt
- Gắn nhãn cho bề mặt
Phần 4:Thiết kế đường Feature line
- Tạo Site
- Cách vẽ đường Feature line
- Tạo đường Feature line từ đường có sẵn
- Hiệu chỉnh yếu tố hình học
- Hiệu chỉnh cao độ
- Áp kiểu hiển thị, gắn nhãn cho đường Feature line
Phần 5: Thiết kế bề mặt san nền, tính toán khối lượng đào đắp
- Tạo nhóm mái dốc
- 4 phương pháp tạo mái dốc
- Tạo mái dốc thông thường
- Tạo mái dốc hố móng
- Tạo mái dốc chuyển tiếp
- Tính khối lượng đào đắp
- Xuất bảng thống kê khối lượng đào đắp
6.KHÓA HỌC TEKLA STRUCTURES
(Thời lượng 24h)
Buổi 1: Giới thiệu phần mềm, hiệu chỉnh ban đầu và kết cấu phần móng
- Tổng quan về giao diện và định dạng tệp của Tekla
- Thiết lập dữ liệu chung cho dự án
- Tạo mô hình mới
- Tạo và chỉnh sửa hệ lưới
- Chèn file CAD 2D làm mô hình tham chiếu
- Mô hình móng đơn, móng băng, móng cọc
Buổi 2: Mô hình kết cấu tầng điển hình
- Chèn bản vẽ 2D mặt bằng và mặt đứng (*DWG, PDF)
- Mô hình sàn, cột và vách tầng hầm
- Mô hình cột
- Mô hình vách
Buổi 3: Mô hình kết cấu tầng điển hình
- Mô hình dầm
- Mô hình sàn
- Mô hình cầu thang bộ
Buổi 4: Bản vẽ GA cho mặt bằng
- Căn bản về bản vẽ
- Tạo layout
- Thiết lập thuộc tính bản vẽ
Buổi 5: Mô hình cốt thép phần ngầm
- Các công cụ mô hình cốt thép căn bản
- Nhóm cốt thép
- Mô hình cốt thép đơn
- Mô hình cốt thép cong
- Mô hình cốt thép xoắn
- Mô hình lưới thép hàn
Buổi 6: Mô hình cốt thép phần ngầm sử dụng các component
- Quản lý cơ sở dữ liệu cốt thép
- Mô hình cốt thép bằng systems component
- Mô hình cốt thép móng bang
- Mô hình cốt thép móng cọc
- Mô hình cốt thép chờ móng
- Mô hình cốt thép sàn móng
- Mô hình cốt thép tường vây
Buổi 7: Mô hình cốt thép tầng điển hình
- Mô hình cốt thép cột
- Mô hình cốt thép dầm
- Mô hình cốt thép sàn
Buổi 8: Sử dụng component dựng hình cốt thép tầng điển hình
- Sử dụng các component
- Kiểm soát mô hình và fix lỗi
Buổi 9: Mô hình cốt pha và xuất khối lượng
- Ván khuôn
- Mạch ngừng bê tông
- Xuất khối lượng bê tông
- Xuất khối lượng cốt thép
- Xuất khối lượng ván khuôn
Buổi 10: Thiết lập bản vẽ shop drawing phần móng
- Đánh số cấu kiện và cốt thép
- Thiết lập drawing layout
- Bản vẽ shop móng
- Bản vẽ shop sàn móng
Buổi 11: Thiết lập bản vẽ shop drawing phần thân, cột, dầm, sàn
- Bản vẽ shop cột
- Bản vẽ shop dầm
- Bản vẽ shop sàn
Buổi 12: Thiết lập Graphical template và textual template
- Tạo mẫu template khung tên bản vẽ
- Tạo mẫu thống kê vật liệu
- Xuất bản vẽ ra dwg/dxf
- In bản vẽ.